



Giáo dục con cái từ bao nhiêu tuổi là tốt nhất?
Theo nền giáo dục của nhật, giáo dục trẻ từ 0 đến 3 tuổi là độ tuổi quan trọng nhất để não bộ phát triển (não phải) từ 4 tuổi trở đi là giai đoạn phát triển não trái. Tuy nhiên khả năng của con người phát triển không cố định và thay đổi tùy theo độ tuổi. Đặc biệt nếu được rèn luyện trí nhớ bên não phải từ sớm bé có thể đạt được trí nhớ dài hạn tốt.
Bạn có định hướng phương pháp giáo dục của mình chưa ?
3 thói quen nói này không phải là trao dồi cho trẻ thật nhiều kiến thức mà là giúp trẻ phát huy hết năng lực vốn có đó là: NGHE - QUAN SÁT (NHÌN) - GIAO TIẾP.
Đừng vội dừng lại ở đây nhé!
Nghe - quan sát - giao tiếp là khả năng vốn có cơ bản của mỗi người nhưng bạn có chắc là bạn đã tận dụng hết chưa?
Mục Lục
Từ 0 đến 3 tuổi trẻ ở giai đoạn hiếu kỳ với tất cả mọi thứ như "cái này gọi là gì","tại sao nó lại như thế"... Việc giao tiếp (người nghe và nói )cũng dần được hình thành giữa trẻ và mọi người xung quanh. Tuy hơi phiền phức nhưng bố mẹ cố gắng nghiêm túc trong cuộc hội thoại với trẻ "lắng nghe đối phương".
Kỹ năng nghe không phải là nghe được âm thanh xung quanh tự động truyền vào tai mà làchú ý LẮNG NGHE lời nói của người khác một cách có ý thức ."NGHE" là kỹ năng quan trọng rèn luyện tính tập trung và thấu hiểu người bên cạnh .
[ nghe→ hiểu→ cảm thấy thú vị→ muốn tìm hiểu nhiều hơn→ nghe] 1 chu kì học tập hiệu quả được sinh ra.
Trẻ có khả năng lắng nghe âm thanh tốt nhất khi còn bé và giảm dần khi trưởng thành. Tập thói quen lắng nghe từ bé trẻ sẽ tiếp thu được nhiều ngôn ngữ và kiến thức mới. Cảm âm tốt giúp trẻ học ngoại ngữ tốt, phát âm chuẩn hơn. Tạo hứng thú học tập nhiều hơn bình thường.
Kiên nhẫn lắng nghe câu chuyện của đối phương→ nuôi dưỡng năng lực tập trung tốt.
Kiên nhẫn tập trung lắng nghe mà không chen ngang, hay phớt lờ lời nói đối phương→ 1 phẩm chất đạo đức không thể thiếu trong xã hội văn minh.
Nếu trẻ tập thói quen lắng nghe sẽ tăng khả năng thấu hiểu, và đồng cảm với người khác.
Thói quen sinh hoạt, hành động của bố mẹ gây ảnh hưởng rất lớn đến con cái.
Khi được trẻ bắt chuyện nên hướng về phía trẻ vừa quan sát biểu cảm vừa lắng nghe. Đồng thời cũng bắt trẻ lắng nghe câu chuyện của đối phương.
Người lớn "tập trung" lắng nghe câu chuyện mà bé kể, từ đó bé sẽ học được cách tập trung lắng nghe câu chuyện của người khác. Thấu hiểu nội dung, đối ứng ở nhiều tình huống giúp trẻ tự tin trong giao tiếp.
Nói chuyện với trẻ về những chủ đề chúng thích thú, tạo cảm hứng nghe. Trẻ 3 tuổi có xu hướng tập trung vào những gì chúng thích ( ngôn từ lịch sự, dễ hiểu, lắng nghe ).
Khi ở những nơi đông người, ồn ào. Tập cho trẻ phản ứng nhanh khi chúng ta bắt chuyện bất ngờ. Rèn luyện khả năng tập trung, khả năng lọc âm thanh, lọc thông tin muốn nghe và loại bỏ tạp âm.
1 cuốn sách thú vị, bắt đầu từ sách có nhiều tranh ít chữ → sách nhiều chữ ít tranh→ câu chuyện dài. Giúp trẻ phân tích, tóm gọn, hiểu nội dung bài viết. Sau đó bố mẹ hãy hỏi và nghe trẻ kể về nội dung cuốn sách "Trong sách người ta nói về câu chuyện gì thế con". Ngoài ra cũng có thể hỏi về 1 đoạn video nhỏ trong bộ phim "chị ấy đang nói về cái gì thế nhỉ"
- Trò chơi mệnh lệnh: Tìm đôi dép màu xanh, giơ tay phải lên trên 2 lần.
- Trò chơi đặt câu hỏi: "Hãy kể tên 10 con vật bắt đầu bằng chũ M?", "Hãy kể ra tên 2 món ăn mà mẹ thích?"...
Từ việc lắng nghe trẻ rèn luyện thêm tính tập trung, tưởng tượng, ngôn ngữ,...
Trẻ học hỏi và tiến bộ mỗi ngày là việc đáng khen phải không nào! Nhìn vào mắt và khen bé khi đạt thành tích tốt nhé.
Kỹ năng quan sát rất quan trọng trong học tập và công việc. Không đơn giản là nhìn được mọi thứ xung quanh mà tự bé tìm tòi, quan sát mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình và ghi nhớ chúng.
Chúng ta thường nghĩ khả năng tư duy và quan sát hoàn toàn khác nhau nhưng con người sẽ kích hoạt khả năng tư duy khi "nhìn" 1 thứ gì đó.
Quan sát tốt có thể nắm bắt tốt biểu hiện và cử chỉ của đối phương→ Nhận biết được sự thay đổi, tùy vào tâm trạng của từng người mà lựa chọn lời nói cho phù hợp. Ở Nhật người ta gọi nó là" khả năng đọc bầu không khí" tùy vào tình huống, thời điểm khác nhau mà chọn cách ứng xử phù hợp nhất.
Quan sát tốt sẽ nhanh chóng phát hiện những lỗi sai trong quá trình hoàn thành công việc tạo ra kết quả tốt.
Khả năng quan sát tốt giúp bé có thể nhìn được nhiều phương hướng khác nhau từ đó liên kết chúng lại và tìm ra hướng giải quyết tốt.
Bình thường trẻ em hay đặt câu hỏi cho người lớn về những gì mình thắc mắc. Còn chúng ta thì ngược lại đặt câu hỏi cho trẻ để tập thói quen tìm hiểu, phân tích mọi thứ xung quanh.
- Người ta trồng củ cải như thế nào?
- Mặc quần áo như thế nào để giữ ấm cơ thể tốt nhất vào mùa đông?
Khi đó trẻ sẽ tự hỏi bản thân là phải làm như thế nào? kích thích thói quen tìm hiều về những thứ mới mẽ. Khi được hỏi nhiều câu hỏi khác nhau hằng ngày, trẻ sẽ cố gắng quan sát nhiều hơn để có thể trả lời bất kì câu hỏi nào. Nâng cao kỹ năng quan sát.
Có 1 chuyến du lịch Thái Lan vào kì nghĩ hè
Cha mẹ: Con có cảm nhận như thế nào về ngôi chùa đã đi?
Trẻ: 1. Người thái họ nghiêm túc trong tín ngưỡng tôn giáo 2. Qua kiến trúc cấu tạo của ngôi chùa cho con biết thêm về nền văn hóa cổ xưa của người thái 3. Cách tổ chức, quan niệm cũng khác với Việt Nam ,...
Hỏi trẻ những việc xảy ra hằng ngày tạo cơ hội cho trẻ xem lại quá trình trải nghiệm, hành vi của mình và tự tìm cách giải quyết giúp trẻ nhớ lâu, dần tạo nên thói quen giúp trẻ phát triển khả năng quan sát.
Ở mỗi địa điểm mới, sẽ giúp trẻ có cơ hội phát hiện được những điều mới lạ không chỉ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, thú vị mà bố mẹ phải hỏi trẻ là vui ở chỗ nào?, tại sao lại thấy thú vị ? Giúp trẻ kich thích não nhìn lại quá khữ lần 2 và hiểu sâu hơn về trải nghiệm đó.
- So sánh tìm điểm khác nhau trong hai hình giống nhau.
- Tìm 2 hình giống nhau.
Chú ý: Không nên áp chế, chơi trong tinh thần thoải mái.
Kỹ năng giao tiếp đơn giản là lắng nghe câu chuyện của người khác và truyền đạt suy nghĩ của bản thân.
TRong giao tiếp cũng có lúc gặp phải một câu chuyện khó hiểu "ủa là sao nhỉ?" Đừng phớt lờ nó mà hãy đưa ra nghi vấn "tại sao?" "lý do?"để người nói giải đáp. Đặt câu hỏi là cơ hội cho trẻ phân tích sâu 1 vấn đề giúp nâng cao khả năng suy nghĩ.
Phim hoạt hình, trò chơi, những thứ diễn ra xung quanh. Rèn luyện cách truyền đạt cho người khác hiểu bằng ngôn ngữ.
Không nên dùng ngôn ngữ thô tục, chửi thề để giao tiếp với trẻ hay trước mặt trẻ.
Đọc nhiều sách, xem nhiều video, phim ảnh giúp trau dồi vốn từ vựng và tích lũy nhiều kiến thức bổ ích.
Chú ý: Thói quen, tính cách của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển và hình thành nhân cách của bé. Trong quá trình giáo dục con cái bố mẹ cũng nên chú ý đến cách sử dụng ngôn ngữ, hành vi của bản thân để bé có cơ hội phát triển tốt nhất.
Nghe, nói, quan sát là kỹ năng vốn có của con người, những điều tưởng chừng như đơn giản ấy lại có vai trò lớn trong việc định hướng tương lai của 1 con người. Sử dụng và luyện tập tốt nguồn tài nguyên vốn có của bản thân con bạn sẽ thấy những gì mà người khác không thấy, hiểu những gì mà người khác không hiểu, nắm bắt, phân tích, giải quyết những vấn đề mà người khác không làm được. Cuối cùng là đạt được những gì mà người khác không có. Môi trường sống và giáo dục của Việt Nam không phải là môi trường hoàn hảo để trẻ phát triển 1 cách hoàn thiện. Chính vì thế hãy giáo dục rèn luyện thói quen, kỹ năng cho trẻ khi còn sớm nhất, nếu bài viết của mình khó hiểu bố mẹ hãy chia ra theo từng mục và tìm hiểu kĩ ở nhiều bài viết khác. Những kỹ năng được giáo dục từ nhỏ có xu hướng đi theo trẻ suốt đời, giống như ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi lớn lên rồi mới bắt đầu giáo dục cũng giống như bạn có cố gắng học hành chăm chỉ đến mấy cũng quên sạch khi không sử dụng đến.
Để thành công nó là 1 quá trình gian nan, đừng bỏ cuộc nhé.
Chủ ĐềStudy
Đã Chỉnh Sửa14/3/2024
Giáo dục an toàn giao thông không chỉ đ…
Ở Việt Nam chúng ta hay bắt gặp cảnh tr…
Việt Nam chưa bao giờ là 1 môi trường s…
Cuộc sống ngày càng tiện ích con người …
Có thể không ít cha mẹ gặp rắc rối trướ…
Không ít các vụ tai nạn xảy ra với trẻ …
Mục | Chi tiết |
---|---|
Chủ Đề | Study |
Dịch Vụ | Nghe, quan sát, giao tiếp: 3 kỹ năng nhỏ tạo thành công lớn cho bé |
Tóm tắt | Từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển não bộ ở trẻ. Trong đó kỹ năng NGHE, QUAN SÁT, GIAO TIẾP đóng vai trò rất lớn cho thành công sau này của bé. |
Chúng tôi sẽ rất biết ơn, nếu bạn có thể cho chúng tôi biết qua email nếu có bất kỳ thiếu sót , sai sót nào trong bài viết bên trên.
Chúng tôi ở đây để cung cấp cho bạn thông tin chính xác, hữu ích nhất .
Liên hệ với chúng tôi nếu các bạn cần :
① Thông dịch - phiên dịch Việt - Nhật (du lịch, công việc,hồ sơ,..).
② Giáo dục nhân cách , nuôi dưỡng trí tuệ Trẻ.
③ Tư vấn xuất khẩu lao động, hỗ trợ thực tập sinh( kiện tụng, đăng ký
thẻ, sim, nhà ở,.. ).④ Hỗ trợ thủ tục "visa y tế" cho người bệnh (thủ tục, nhà ở, sinh hoạt,..).
※Truy cập website có phí 「https://viet-service.com」phiên bản
tiếng việt để xem chi tiết.
Cho tôi biết suy nghĩ của bạn