MENUMENU
  • Trang Chủ
    • Giới Thiệu
    • Điều Khoản Sử Dụng
    • Chính Sách Bảo Mật
  • Chủ Đề
    • Nuôi Dưỡng Trẻ
    • Ứng Xử Xã Hội
    • Văn Hóa Kinh Doanh
    • Xuất Khẩu Lao Động Nhật
    • Sử Dụng GIMP
    • Tin tức Nhật Bản
  • Liên Hệ
VIET-PLUSGiáo dục nhân cách
  • Nuôi dưỡng trẻ

    Quy tắc ứng xử xã hội

    Qui tắc ứng xử・Văn hóa trong Kinh Doanh

    News

  • HomeServiceGiáo dục...

    全スタッフ女性だから優しくて誠実

    北海道限定の便利屋さん

    tel.080-7041-3358

     Study  Rules
     Business  News

    Giáo dục trẻ lòng biết ơn đơn giản, dễ thực hành

    Cuộc sống ngày càng tiện ích con người cũng trở nên thờ ơ với mọi thứ xung quanh, nhầm tưởng rằng những tiện ích mà ta đang sử dụng là điều hiển nhiên và sử dụng với thái độ không trân trọng, không biết ơn. Họ đo lường hạnh phúc của bản thân bằng cách so sánh với người khác. "họ sống trong một ngôi nhà đẹp" ," họ tốt nghiệp cấp ba với điểm chênh lệch cao", " họ xinh đẹp giỏi giang" " họ ăn mặc toàn những món đồ đắt tiền".

    Hầu như ít ai hài lòng với cuộc sống hiện tại, lúc nào cũng "hơn nữa, nhiều hơn nữa". Tuy nhiên nếu bạn không biết ơn hiện tại thì bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc cho dù "thu nhập của bạn có tăng bao nhiêu đi chăng nữa, học hành hay công việc tốt như thế nào đi chăng nữa, kết hôn với 1 người tốt như thế nào đi chăng nữa".

    Vì sao "THÁI LAN" có số lượng khách du lịch cao nhất nhì châu á? trong khi đó Việt Nam của chúng ta cũng có rất nhiều cảnh đẹp?

    Chính sách miễn visa là 1 phần. Phần lớn là do ảnh hưởng của con người. Đến Thái với sự tiếp đãi nhiệt tình từ người bản xứ, với những câu chào, nụ cười và lòng biết ơn ,... họ đã cướp lấy trái tim của không biết bao vị khách du lịch trên thế giới. Có nhiều người nói với tôi rằng "Khi đến Thái, trái tim tôi được xoa dịu bởi con người ở đó, giúp tôi giải tỏa mệt mỏi căng thẳng hằng ngày."

    Chú trọng trong giáo dục của người Thái là lòng biết ơn, từ nhỏ họ được mọi người xung quanh dạy rằng phải biết ơn những gì mình đang có, biết ơn những gì người khác mang đến và trả ơn, tập thói quen để cười với người khác bằng nụ cười tươi tắn, từ đó hình thành tính cách hiền dịu, chan hòa, gần gũi tạo nên 1 đất nước chứa đầy tình thương của những vị khách phương xa.

    Việt Nam chúng ta thì sao? Chúng ta cũng được giáo dục lòng biết ơn. Nhưng tại sao hình ảnh ấy chỉ thấy lúc nhỏ khi bị bố mẹ bắt cảm ơn và mất dần khi lớn?

    Là vì khi giáo dục con cái chúng ta không giải thích cho chúng vì sao phải cảm ơn, sau câu cảm ơn đó là ý nghĩa gì, và trẻ cũng không nhìn thấy hình ảnh bố mẹ cúi đầu cảm ơn người khác và khi lớn lên chúng ta không còn nói cảm ơn.

    Biết ơn để cuộc sống chúng ta hạnh phúc hơn, xã hội hài hòa hơn.

    Mục Lục

    1. Giáo dục trẻ lòng biết ơn.
    2. Không chỉ bắt trẻ nói lời "Cảm ơn" mà bố mẹ cũng phải thực hiện điều đó thường xuyên đối với trẻ.
    3. Ví dụ hành động thực tế.

    I.Giáo dục trẻ lòng biết ơn.

    Giáo dục trẻ "lòng biết ơn và sự tôn trọng" từ nhỏ không chỉ bằng lời nói mà bố mẹ cũng phải làm gương cho trẻ, hành động phải được lặp đi lặp lại hằng ngày, hòa quyện vào lối sống của trẻ. Môi trường sống tốt tạo nên những con người tốt.

    1.Cho trẻ nghe thường xuyên câu "cảm ơn" khi còn bé.

    Trẻ mỉm cười
    Bé mỉm cười

    Trẻ học hỏi và phát triển mọi thứ từng chút từng chút 1 hình thành thói quen và có xu hướng kéo dài thói quen đó đến khi lớn.

    2.Cho trẻ trải nghiệm những việc người lớn hay làm trong cuộc sống.

    VÍ DỤ

    Cùng đứng bếp chế biến thức ăn.

    Đối với bữa ăn được tự động bày biện sẵn và bữa ăn mà trẻ cất công chuẩn bị chắc chắn trẻ sẽ trân trọng bữa ăn do mình tự chuẩn bị hơn. Vì trẻ biết quá trình chuẩn bị món ăn đó không hề đơn giản, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến chế biến.

    Hãy cho trẻ tham gia quá trình chế biến như đi siêu thị chọn nguyên liệu, thái rau, chế biến, lau bàn, dọn chén đĩa, dọn dẹp bàn ăn, rửa chén. Để trẻ biết những món ăn hằng ngày không tự nhiên mà có đó là kết quả của nhiều quá trình.

    Ngoài nấu nướng ra cũng có thể cho trẻ trải nghiệm thêm làm việc nhà, giặt đồ bẩn, các hoạt động tình nguyện giúp đỡ những người khó khăn, thiên tai, lũ lụt. Giúp trẻ có cái nhìn toàn diện về đồ vật, không xem thường những thứ trước mắt, trân trọng và sử dụng cẩn thận hơn.

    Chúng ta khi rời khỏi cha mẹ ra ngoài xã hội sống tự lập 1 mình mới biết cuộc sống khó khăn đến mức nào. Chúng ta không còn kén chọn thức ăn, không còn bỏ thừa thức ăn đã cũ, tiết kiệm từng món ăn đã nấu, ăn không hết cũng chẳng dám vứt đi. Tự mình làm mọi việc tự mình chịu trách nhiệm với cuộc sống của bản thân. Khi đó chúng ta trưởng thành hơn, trân trọng mọi thứ hơn, biết ơn cha mẹ hơn. Tuy nhiên đến 20, 30 tuổi mới biết "biết ơn người khác" thì có muộn quá không ? Vì thế mà người nước ngoài cho con họ tự lập từ nhỏ để các bé trân trọng hơn giá trị cuộc sống, đến khi lớn chúng ra ngoài xã hội, đó là hành trang để chúng phát triển tương lai của bản thân.

    Hãy để những đức tính tốt là hành trang cho trẻ trong tương lai. Đừng để đến khi bị chê cười hạ thấp mới bắt đầu học hỏi.

    3.Đừng dễ dàng mua cho trẻ những thứ mà chúng muốn.

    Trẻ khóc lóc và đòi đồ chơi
    Bé khóc lóc đòi đồ chơi

    Chúng ta đang sống ở thời đại đủ ăn, đủ mặc dễ dàng mua những thứ mới. Có nhiều người bảo rằng "Vì nó khóc quá nên mua cho nó" . Tuy nhiên trẻ em sẽ nghĩ rằng " Thật dễ dàng để có được thứ mình muốn "từ đó xem nhẹ giá trị của sản phẩm mà bạn hay người khác mua cho. Hãy cho trẻ biết thứ mà trẻ có được không chỉ vô tri vô giác mà đó là cả quá trình lao động của bố mẹ và không thể thay thế 1 cách dễ dàng.

    Đôi khi "đôi giày trẻ nhận được là cả ngày chăm chỉ bán hàng của bà ngoại. Chiếc xe đạp điện mà trẻ đi là chắc chiêu dành dụm từng ngày từng ngày của bố mẹ (không dám ăn ngon, không dám mua sắm cho bản thân). Quần áo mà chúng đang mặc đánh đổi bằng những giọt mồ hôi của bố rơi ngoài công trường nắng cháy da,cháy thịt."

    Từ cảm xúc trân trọng dẫn đến biết ơn, lòng biết ơn giúp ta nâng niu cuộc sống này hơn.

    4.Không cần phải ép trẻ nói lời cảm ơn trước hết hãy dạy trẻ cách cư xử tôn trọng người khác.

    Con người hay có ý chí thích chống đối khi bị ép làm thứ gì đó. Nói lời "Cảm ơn" cũng vậy.

    Hãy bắt đầu từ lòng biết ơn đối với những điều bình thường có trong cuộc sống hàng ngày.

    Bé và bà trồng rau
    Bé và bà trồng rau
    • Nước sạch được tạo ra như thế nào, tại sao phải tiết kiệm nước?
    • Điện từ đâu mà ra, tại sao phải tiết kiệm điện?
    • Nguyên liệu do ai tạo ra. Để có nguyên liệu nấu ăn con người đã trải qua những gì?
    • Đường xá sạch sẽ là nhờ ai?
    • Tại sao con có nhiều đồ chơi mà bạn A thì không. Tại sao phải trân trọng và giữ gìn đồ chơi?
    • Tại sao lại phải cảm ơn khi nhận tiền từ người khác. Đồng tiền đó từ đâu mà ra. Tại sao họ lại cho mình?

    Cuộc sống trẻ coi là hiển nhiên là sự nỗ lực của nhiều người đằng sau hậu trường. Hãy cùng trẻ tìm lời đáp, đó là sự khỏi đầu của lòng biết ơn.

    Tìm hiểu nguồn gốc của mọi thứ giúp trẻ có cái nhìn tổng quát, tự động phát sinh sự cảm kích và biết ơn mà không cần bố mẹ phải ép.

    5.Muốn trẻ biết ơn hãy giải thích cho trẻ hiểu mặt sau của câu chuyện.

    VÍ DỤ

    Biết ơn đối với bố

    Mẹ: Cả tuần nay bố đi làm mệt rồi. Đáng ra ngày nghỉ bố sẽ nghỉ ngơi để lấy sức cho 1 tuần làm việc mới nhưng bố đã dùng ngày nghỉ duy nhất trong tuần của mình để sửa đồ chơi cho con đó.

    Trẻ: Con cảm ơn bố.

    Biết ơn đối với người khác.

    Mẹ: Cô ấy đã dọn rác giúp nhà mình đó, vậy nên nhà mình mới sạch sẽ, thoáng mát như thế này nè. Nếu không có cô là rác nhà mình chất đống côn trùng sinh sôi hôi lắm.

    Trẻ: Con cảm ơn cô.

    Biết người nhà

    Mẹ: Số tiền này bằng 3 ngày lương của chúA lao động vất vả, phải thức dậy từ sớm, làm việc trong môi trường nắng nóng, đến tối mới được về. Thay vì chú dùng số tiền này để mua đồ mới, ăn 1 bữa thật ngon thì chú đã dùng số tiền đó để cho con mua sắm. Con phải sử dụng nó có ý nghĩa nhé. Vì nó là 1 phần mồ hôi công sức của chú đó.

    Trẻ: Con cảm ơn chú

    Hãy giải thích kỹ càng cho trẻ về công ơn mà trẻ nhận được và bày tỏ lòng biết ơn của mình bằng từ "cảm ơn"

    Lòng biết ơn được tạo thành từ sợi dây "cảm ân, biết ân, và đền đáp ân". Người biết ơn là người có lòng tự trọng cao. Tôn trọng bản thân bằng cách nói cảm ơn. 1 câu nói mang 2 ý nghĩa trân trọng người khác cũng chính là trân trọng bản thân. Vì khi được người khác công nhận chúng ta mới tiến xa hơn trong công việc, trong cuộc sống.


    II.Không chỉ bắt trẻ nói lời "Cảm ơn" mà bố mẹ cũng phải thực hiện điều đó thường xuyên.

    Theo suy nghĩ của người việt. Quan hệ giữa người với người càng thân thiết phấn khích với nhau thì càng ít nói lời cảm ơn như vợ chồng, anh chị, bạn thân, con cái. Nhưng sự thật là những người luôn ở bên cạnh bạn mới là những người đáng để bạn nói lời cảm ơn nhiều hơn. Vì họ là người giúp đỡ bạn, yêu bạn, thương bạn, cùng bạn vượt qua khó khăn, bên cạnh bạn nhiều hơn ai hết.

    Không chỉ con cái phải cảm ơn công ơn sinh thành của bố mẹ ngược lại bố mẹ cũng phải cảm ơn con cái "cảm ơn con đã được sinh ra ở đây, cho bố mẹ niềm vui, tạo động lực cố gắng hơn" Trong cuộc sống chúng ta ngại chia sẻ. Tuy nhiên chia sẻ có thể giúp trẻ khẳng định được sự tồn tại của bản thân và phát triển sự tự tin.

    1.Bố mẹ nói cảm ơn khi trẻ giúp đỡ và dọn dẹp: “Cảm ơn con vì đã giúp mẹ dọn dẹp.

    bố mẹ cảm ơn trẻ vì đã giúp đỡ việc nhà
    Trẻ giúp đỡ việc nhà

    Khi được cảm ơn trẻ sẽ vui mừng vì làm việc có ích. Khi trẻ vui mừng não sẽ tiết ra oxytocin giúp tâm trạng tích cực.

    • Giúp trẻ nuôi dưỡng lòng biết ơn.
    • Làm phong phú hơn cảm xúc của bản thân.
    • Trau dồi sức mạnh tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ tốt hơn.

    2. Chuyển từ lời khen "Con mẹ giỏi quá" thành "Cảm ơn con "

    Erika takeuchi: Khi đánh giá hành động của trẻ bằng cách khen "Con mẹ giỏi quá "từ đó trẻ chỉ quan tâm đến sự đánh giá, và chỉ hành động để có được sự đánh giá.

    Nếu bố mẹ nói "cảm ơn con" thay vì lời khen sẽ hình thành suy nghĩ muốn làm việc có ích cho ai đó, trở thành người biết quan tâm và cống hiến cho xã hội.

    Khi nghe lời "cảm ơn" từ ai đó trẻ nhận thức được giá trị tồn tại của bản thân. Nâng cao nghị lực sống khi nghĩ bản thân là người có ích, người quan trọng đối với xã hội.

    3. Lên kế hoạch và chia sẻ với trẻ cùng trẻ chuẩn bị.

    Trẻ có hành vi đồng cảm với bạn, tử tế và chu đáo. Lòng biết ơn tạo ra trạng thái tích cực.

    Lời Cảm ơn và lòng biết ơn giúp con người:

    • Hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống.
    • Tránh xa những cảm xúc tiêu cực như ghen tị, oán giận, hối hận.
    • Ít phiền muộn hơn.
    • Cải thiện chất lượng giấc ngủ và các triệu chứng bệnh.
    • Tăng khả năng tự kiểm soát bản thân.
    • Tạo ra một vòng tròn đạo đức giữa người với người.

    III.Ví dụ hành động thực tế.

    Trẻ thể hiện lòng biết ơn với bà lão
    Bé cảm ơn bà lão
    • Khi nhận món đồ từ người giao hàng "Cảm ơn chị" Vì họ đã vất vả giữa trời nắng chở hàng, kiếm địa chỉ, gọi điện, chờ đợi, để giao hàng.
    • Đi ăn ở đâu đó khi trả tiền và nói "Cảm ơn chị" Vì họ đã thức từ sớm để chuẩn bị nguyên liệu, chế biến, dọn dẹp bàn ghế, chén dĩa, dọn dẹp khi bạn đã ăn xong.
    • Khi xe dừng lại nhường đường cho bạn "Cúi đầu cảm ơn" Vì họ đã bảo vệ bạn, để bạn qua đường an toàn.
    • Nhận được món quà từ ai đó "Cảm ơn ạ" Vì họ đã dùng số tiền lao động vất vả của bản thân, dành thời gian để suy nghĩ, chọn quà.
    • Khi mua 1 bó rau, 1 kg thịt "Trả tiền và cảm ơn ạ" Vì để có được miếng thịt, bó rau đó là cả quá trình chăm sóc của người trồng, người nuôi.
    • Khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn "cảm ơn anh chị ạ" Vì họ giúp bạn có thu nhập để bạn mua những thứ mình thích, phục vụ cuộc sống của bạn.
    • Khách hàng đến quán ủng hộ bạn "cảm ơn anh chị ạ, lần sau lại đến nhé" Vì họ cho bạn thu nhập, cho bạn động lực kinh doanh, góp phần tạo nên ý nghĩa cuộc sống của bạn.
    • Khi ai đó làm giúp bạn một tài liệu "Cảm ơn anh chị" Vì họ đã bỏ thời gian của mình để giúp bạn hoàn thành nhanh công việc.

    Lời cảm ơn tuy ngắn nhưng nó mang ý nghĩa rất lớn kết nối quan hệ giữa người với người. Hãy là người tử tế trước, tự động bạn sẽ nhận được nhiều sự tử tế từ người khác.

    Tài liệu tham khảo

    • https://allabout.co.jp/
    • https://diamond.jp/

    Chủ ĐềStudy

    Đã Chỉnh Sửa9/4/2024



    giáo dục nhân cách, thứ quan trọng nhất của con người.

     Cho tôi biết suy nghĩ của bạn

    Hủy

    Appeals

    Nghe, quan sát, giao tiếp: 3 kỹ năng nhỏ tạo thành công lớn cho bé

      Giáo dục con cái từ bao nhiêu tuổi là t…


    An toàn giao thông trẻ em - 1 góc nhìn khác bạn

      Giáo dục an toàn giao thông không chỉ đ…


    Trẻ em ồn ào, tăng động, dấu hiệu của chứng ADHD

      Ở Việt Nam chúng ta hay bắt gặp cảnh tr…


    Đảm bảo an toàn cho trẻ: Khu vui chơi, ngoài trời

      Việt Nam chưa bao giờ là 1 môi trường s…


    Dạy trẻ cách kiềm chế cơn nóng giận hiệu quả

      Có thể không ít cha mẹ gặp rắc rối trướ…


    Top tai nạn thường gặp ở trẻ em tại nhà và cách phòng tránh.

      Không ít các vụ tai nạn xảy ra với trẻ …


    Tất cả bài viếtBài viết mới nhất
    MụcChi tiết
     Chủ ĐềStudy
     Dịch VụGiáo dục trẻ lòng biết ơn đơn giản, dễ thực hành
     Tóm tắtMọi thứ được tạo ra đều có lý do và đằng sau đó là cả 1 quá trình cố gắng của rất nhiều người. Lòng biết ơn được sinh ra nếu ta hiểu giá trị đó. 

    Về góp ý

    Chúng tôi sẽ rất biết ơn, nếu bạn có thể cho chúng tôi biết qua email nếu có bất kỳ thiếu sót , sai sót nào trong bài viết bên trên.


    Về dịch vụ có phí

    Chúng tôi ở đây để cung cấp cho bạn thông tin chính xác, hữu ích nhất .
    Liên hệ với chúng tôi nếu các bạn cần :

    ① Thông dịch - phiên dịch Việt - Nhật (du lịch, công việc,hồ sơ,..).

    ② Giáo dục nhân cách , nuôi dưỡng trí tuệ Trẻ.

    ③ Tư vấn xuất khẩu lao động, hỗ trợ thực tập sinh( kiện tụng, đăng ký

    thẻ, sim, nhà ở,.. ).

    ④ Hỗ trợ thủ tục "visa y tế" cho người bệnh (thủ tục, nhà ở, sinh hoạt,..).
    ※Truy cập website có phí 「https://viet-service.com」phiên bản tiếng việt để xem chi tiết.


    Hậu quả của tiếng ồn karaoke
    Hậu quả của tiếng ồn đối với trẻ em, người lớn tuổi

VIET-PLUSGiáo dục nhân cách
 About us

 VIET-PLUS
 Contact us
 10:00-20:00

 Translation

 Trang web này sẽ cài đặt tự động theo ngôn ngữ của trình duyệt .

 Search

 Sử dụng từ khóa tìm kiếm các trang web liên quan


 Login form
Forgot?  Register
©2022-2025 Viet-plus