MENUMENU
  • Trang Chủ
    • Giới Thiệu
    • Điều Khoản Sử Dụng
    • Chính Sách Bảo Mật
  • Chủ Đề
    • Nuôi Dưỡng Trẻ
    • Ứng Xử Xã Hội
    • Văn Hóa Kinh Doanh
    • Xuất Khẩu Lao Động Nhật
    • Sử Dụng GIMP
    • Tin tức Nhật Bản
  • Liên Hệ
VIET-PLUSGiáo dục nhân cách
  • Nuôi dưỡng trẻ

    Quy tắc ứng xử xã hội

    Qui tắc ứng xử・Văn hóa trong Kinh Doanh

    News

  • HomeServiceTop tai ...

    全スタッフ女性だから優しくて誠実

    北海道限定の便利屋さん

    tel.080-7041-3358

     Study  Rules
     Business  News

    Top tai nạn thường gặp ở trẻ em tại nhà và cách phòng tránh.

    Không ít các vụ tai nạn xảy ra với trẻ em không chỉ ở bên ngoài mà nó còn diễn ra ở bên trong chính ngôi nhà mà trẻ sinh hoạt hằng ngày. Ngăn ngừa tai nạn bằng cách kiểm tra các khu vực nguy hiểm và lắp đặt các thiết bị an toàn. Một môi trường an toàn giúp trẻ trở nên tích cực và phát triển tính hiếu kỳ.

    Bạn hay nghe những câu chuyện "Trẻ bị té" "bỏng nước sôi" "cắn nhai đồ vật nhỏ". Chúng ta được truyền đạt nhiều kinh nghiệm giáo dục trẻ, tuy nhiên "an toàn" "khỏe mạnh" "học hỏi" mới là 3 yếu tố quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ. Vì đôi khi chỉ một tai nạn nhỏ có thể thay đổi cả tương lai của trẻ. Hãy trao dồi mẹo vặt cho bản thân để bảo vệ "tài sản duy nhất và quý giá nhất" của bạn nhé.

    Mục Lục

    1. Tai nạn mà trẻ thường gặp phải.
    2. Những nơi được cho là nguy hiểm đối với trẻ và biện pháp phòng tránh.

      ・Phòng khách

      ・Bếp

      ・Phóng tắm , bồn rửa mặt, phòng vệ sinh.

      ・Phòng ngủ.

    I.Tai nạn mà trẻ thường gặp phải.

     trẻ té ngã

    Té ngã.

     trẻ rôi từ trên cao xuống

    Rơi từ trên cao.

    trẻ mắc nghẹn các đồ vật nhỏ

    Mắc nghẹn các đồ vật nhỏ.

    trẻ đụng trúng đồ vật

    Đụng trúng đồ vật.

    trẻ bị bỏng nước sôi

    Bỏng nước sôi, bỏng lửa, các đồ vật

    trẻ bị kẹp tay

    Bị kẹp tay, chân.

    đứt tay

    Bị đâm hoặc đứt tay, chân.

    trẻ bị chó căn

    Bị cắn.

    trẻ bị chết đuối bồn tắm

    Bị chết đuối (chết đuối bồn tắm).


    II.Những nơi được cho là nguy hiểm đối với trẻ và biện pháp phòng tránh

    1.Phòng khách

    1.1 Tivi, tủ để tivi.

    vật dụng cố định đồ vật
    Thiết bị cố định tivi, tủ

    Rủi ro

    • - Đập đầu vào góc kệ, đế tivi.
    • - Kẹp tay vào các hộc tủ dưới bàn.
    • - Ti vi ngã vào trẻ.

    Giải pháp

    • - Dùng "miếng bọc góc cạnh" loại mềm.
    • - Sử dụng "đai khóa an toàn" cho hộc tủ, cửa, ngăn kéo.
    • - Cố định tivi bằng "giá treo" hoặc "dây đai chống đổ".

    1.2 Thảm trải sàn.

    miếng dán cố định thảm
    Thiết bị chống trơn sàn

    Rủi ro

    • - Bị vướng vào thảm.
    • - Trượt chân do thảm trơn.

    Giải pháp

    • - Sử dụng "miếng dán thảm cố định" không bị xê dịch.
    • - Mua thảm cố định có gắn cao su ở mặt sau.
    • - Sử dụng thảm xốp cố định.
    • - Không sử dụng thảm có độ cao lớn như bậc thang (gấp té).

    1.3Ghế sofa.

    thảm trải sàn không gây té ngã
    Thảm trải sàn

    Rủi ro

    • - Ngã khỏi ghế sofa.

    Giải pháp

    • - Loại bỏ hoặc sử dụng ghế sofa thấp.
    • - Trải thảm mềm dưới ghế.

    1.4 Dây điện, dây sạc, tất cả các loại thiết bị có dây.

    vỏ bọc dây điện ổ điện
    Vỏ bọc dây điện,ổ điện

    Rủi ro

    • - Vấp dây điện té.
    • - Bị dây điện siết cổ.
    • - Giật điện vì cắn dây.
    • - Tự ý rút hoặc cắm dây điện.

    Giải pháp

    • - Sử dụng các thiết bị sử dụng bin.
    • - Cuốn gọn dây điện ngắn nhất có thể.
    • - Không sử dụng, hay bày biện dây điện ra bên ngoài nếu không cần thiết.
    • - Cố định dây điện bằng "máng cáp điện" "Nẹp luồn dây điện" hoặc "ống cách điện" "đồ bọc dây điện".
    • - Lắp ổ điện trên cao ngoài tầm với của trẻ hoặc dùng "nút bịt ổ điện", " hộp bọc ổ điện".
    • - Ngắt nguồn điện khi không sử dụng.

    1.5 Quạt.

    lưới bọc quạt
    Lưới bọc quạt an toàn

    Rủi ro

    • - Đứt tay khi chọc tay vào quạt.
    • - Té vào quạt không có lồng bảo vệ.

    Giải pháp

    • - Sử dụng "lưới bọc quạt".
    • - Sử dụng quạt có tính năng tự động ngừng khi có tác động.
    • - Sử dụng "quạt không cánh".

    1.6 Tàn thuốc, cùi thuốc, các vật sắc nhọn (Kẹp giấy, kim chỉ, mảnh vỡ kim loại, kính, lon thiết, bin...)

    các đồ vật nhỏ gây nguy hiểm cho trẻ
    Các dị vật kích thước nhỏ

    Rủi ro

    • - Nuốt phải dị vật.
    • - Mắc nghẹn các vật nhỏ.
    • - Ngộ độc (nguy hiểm nhất là cùi thuốc).
    • - Nhét vào mũi, tai.
    • - Xước tay, chân.

    Giải pháp

    • - Trẻ có thói quen kiểm tra mọi thứ bằng miệng và có thể cho các vật có đường kính khoảng 35mm vào miệng rất nguy hiểm.
    • - Không đặt khay đựng tàn thuốc trong nhà hoặc để ở những nơi cao, xa tầm với của trẻ.
    • - Các đồ vật nhỏ như kẹp giấy, mô hình đồ chơi, chìa khóa, thuốc,... không cất trong hộc bàn thấp vì có khả năng trẻ sẽ mở ra. Để các đồ vật nhỏ trên cao hoặc loại bỏ nếu chúng không cần thiết.
    • - Thường xuyên kiểm tra và dọn dẹp đồ chơi của trẻ.

    1.7 Bàn

    miếng bọc bàn an toàn
    Thiết bị bọc cạnh bàn

    Rủi ro

    • - Đầu va vào cạnh bàn.
    • - Té ngã khi leo trèo trên bàn.

    Giải pháp

    • - Sử dụng bộ bọc cạnh bàn.
    • - Lót thảm mềm.

    1.8 Cửa.

    khóa cửa, không cho trẻ tự mở cửa
    Khóa cửa

    Rủi ro

    • - Kẹp tay vào cửa.

    Giải pháp

    • - Đóng, khóa cửa không cho trẻ tự ý đóng mở.

    1.9 Hộc tủ, cửa tủ.

    móc cố định
    Thiết bị cố định tủ

    Rủi ro

    • - Nuốt phải các dị vật.
    • - Lụt tung, phá đồ vật quan trọng.
    • - Bị ngã đè vì leo trèo trên hộc tủ.

    Giải pháp

    • - Sử dụng "khóa", "dây đai chặn khóa tử".
    • - Sử dụng "móc khóa cố định tủ " phía sau tủ để chống ngã.

    1.10 Cầu thang.

    Lưới an toàn cầu thang cho trẻ
    Lưới an toàn cầu thang

    Rủi ro

    • - Té ngã.
    • - Trơn trượt.

    Giải pháp

    • - Sử dụng "Sử dụng hàng rào chắn cầu thang".
    • - Sử dụng "bộ vây cũi nhựa" để giới hạn phạm vi hoạt động của trẻ khi thiếu sự giám sát của bố mẹ.

    1.11 Lan can.

    lưới an toàn ban công
    Lưới an toàn ban công

    Rủi ro

    • - Té ngã lan can từ trên lầu xuống.
    • - Ngã ngoài hành lang do có bậc thang cao.

    Giải pháp

    • - Lắp hàng rào lưới lan can. Khoảng cách hàng rào lưới không được quá to, trẻ có thể chui qua khe của các thanh đứng.
    • - Không để các vật dụng có thể dùng làm bệ leo trèo ngoài lan can.
    • - Khóa cửa ra ngoài lan can.

    1.12 Sàn nhà, côn trùng trong nhà.

    sàn nhà bẩn
    Bụi bẩn vi khuẩn sàn nhà

    Rủi ro

    • - Bụi bẩn vi khuẩn dễ sinh bệnh.
    • - Các bệnh về da (tay, chân, miệng, viêm da, vảy nến, thủy đậu, nấm, mắt đỏ ...).
    • - Da sưng tấy, nổi mẩn.
    • - Ký sinh trùng xâm nhập đẻ trứng trên da.

    Giải pháp

    • - Nơi hoạt động thường xuyên của trẻ chủ yếu là sàn nhà. Vệ sinh sàn nhà sạch sẽ hằng ngày, dùng sát khuẩn tiêu diệt vi khuẩn có hại
    • - Gián, chuột, ruồi, ... các loại côn trùng này mang và lây lan nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em hay tiếp xúc với sàn nhà.
    • - Côn trùng nhỏ như muỗi, rận, mối, chí,... là những côn trùng có kích thước nhỏ ít được nhìn thấy bằng mắt sẽ làm cho da sưng tấy, chui vào cơ thể gây bệnh cho người (chui vào tóc tai, lỗ mũi, lỗ tai, miệng,...)
    • - Không nên mở cửa nhà khi không cần thiết vì côn trùng gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào nhà và sinh trưởng, sinh sản tại đó.
    • - Lắp máy thông gió để thay đổi không khí, mùi hôi trong nhà thay vì mở cửa.
    • - Diệt côn trùng theo định kỳ (1 tháng 1 lần, 3 tháng 1 lần,...) cho nhà ở đặc biệt là khi thời tiết ẩm ướt.

    1.13 Tất

    Rủi ro

    • - Dễ trượt té.

    Giải pháp

    • - Hạn chế mang tất trong nhà. Chân trần giúp trẻ dễ kiểm soát (không tính trường hợp trời lạnh).


    2.Bếp.

    2.1 Xà phòng, nước rửa chén, dầu ăn, xì dầu, gia vị.

    Rủi ro

    • - Uống nhầm.
    • - Ngộ độc hóa chất.

    Giải pháp

    • - Để trên cao.
    • - Không nên để bên dưới cho dù có khóa, vì đôi lúc sẽ quên hoặc trẻ sẽ giật khóa bằng dây lỏng.
    • - Cất chung xà phòng dành cho nhà bếp là xà phòng dành cho phòng tắm vào chung một chỗ kín đáo.

    2.2 Dao, nĩa, đũa.

    Rủi ro

    • - Trầy xước.
    • - Chấn thương bị dao đâm phải.
    • - Chọt vào tai, mắt bằng đũa, các vật nhọn dài.

    Giải pháp

    • - Tuyệt đối không được để cùng chiều cao với tầm tay trẻ em.
    • - Tránh để trên cao quá vì có khả năng đổ khi phụ huynh sử dụng.
    • - Để trong hộp kín đáo và có khóa tủ.
    • - Không cho trẻ tới gần khi không có sự giám sát của bố mẹ.
    • - Cất dao ngay lập tức sau khi sử dụng.

    2.3 Bình nước sôi.

    Rủi ro

    • - Bỏng do với tay lấy đồ vật bên trên.

    Giải pháp

    • - Cắm nấu nước trên cao.
    • - Quan sát kĩ không được cho trẻ lại gần khi đang cắm nước sôi.
    • - Để nước sôi tránh xa tầm với của trẻ.
    • - Làm nguội bình ngay lập tức khi đã cho nước sôi ra khỏi bình.
    • - Cố định nơi để nước sôi.

    2.4 Bao nilon

    Rủi ro

    • - Chơi nghịch trùm đầu gây ngạt thở.

    Giải pháp

    • - Vứt hoặc cất gọn gàng khi không sử dụng.

    2.5 Thức ăn nóng.

    Rủi ro

    • - Bỏng.

    Giải pháp

    • - Cho trẻ chơi trong phạm vi nhất định khi nấu nướng.
    • - Đặt hàng rào chắn không cho trẻ lại gần nơi để thức ăn nóng.
    • - Đặt vào tủ có khóa hoặc trên cao.

    2.6 Khăn trải bàn.

    Rủi ro

    • - Bị thương do kéo khăn trên bàn ( khi trên bàn đang để thức ăn nóng, chén đĩa, đồ vật sắc nhọn,...)

    Giải pháp

    • - Không đặt khăn trải bàn ở bàn ăn.

    2.7 Nồi cơm.

    Rủi ro

    • - Bỏng hơi nóng, giật điện.

    Giải pháp

    • - Cố định dây điện bằng "nẹp luồn dây" hoặc "ống cách điện".
    • - Lắp đặt ổ cắm trên cao.
    • - Đặt nồi cơm điện trên cao và lắp tấm chắn cho nồi cơm điện, cố định nồi cơm.

    2.8 Lò nướng.

    Rủi ro

    • - Bỏng.

    Giải pháp

    • - Khóa cửa khi không sử dụng.
    • - Làm nguội bằng quạt sau khi sử dụng xong (tránh trường hợp trẻ thò tay vào sau khi còn nóng).
    • - Không để dây điện lộ ra ngoài bằng cáp cố định bằng "nẹp luồn dây"

    2.9 Bình gas

    Rủi ro

    • - Phát nổ.
    • - Ngộ độc khí gas.

    Giải pháp

    • - Sử dụng "vỏ bọc bình gas" không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với van đóng mở gas.
    • - Sử dụng bếp điện.

    2.10 Bếp điện.

    Rủi ro

    • - Bỏng.

    Giải pháp

    • - Tự làm đồ chụp bếp sau khi sử dụng.
    • - Làm nguội nhanh bằng quạt sau khi sử dụng.
    • - Không cho trẻ lại gần khi bếp còn nóng.

    2.11 Bình nước uống nóng lạnh.

    Rủi ro

    • - Bỏng

    Giải pháp

    • - Sử dụng bình nước uống có chiều cao.
    • - Sử dụng "vỏ bọc bảo vệ công tắc nút bấm" ( bên nóng).
    • - Rút điện chỉ sử dụng nước lạnh nhiệt độ thường.

    3.Phòng tắm, bồn rửa mặt, phòng vệ sinh.

    3.1 Mỹ phẩm, kem đánh răng.

    mỹ phẩm gây ngộ độc hóa chất cho trẻ
    Tủ đựng mỹ phẩm

    Rủi ro

    • - Ngộ độc hóa chất.

    Giải pháp

    • - Lắp đặt tủ gương có ngăn đựng trên cao.
    • - Sử dụng "dây khóa tủ".
    • - Không để bệ đứng gần đó, trẻ sẽ sử dụng những vật dụng để trèo lên cao.

    3.2 Nước rửa tay, dầu gội, dầu xả.

    nước rửa tay, dầu gọi có thể gây ngộ độc hóa chất cho trẻ
    Hộp đựng dầu gội gắn tường

    Rủi ro

    • - Ngộ độc hóa chất.
    • - Vấy bẩn.
    • - Trơn trượt.

    Giải pháp

    • - Sử dụng "Hộp đựng nước rửa tay " treo tường, lắp đặt trên cao.
    • - Sử dụng "Hộp đựng dầu gội, dầu xả treo tường".
    • - Vệ sinh sạch sẽ bọt trên sàn nhà sau khi tắm.

    3.3 Sàn nhà tắm.

    sàn nhà tắm gây trơn trượt cho bé
    Sàn nhà tắm

    Rủi ro

    • - Trơn trượt.

    Giải pháp

    • - Vệ sinh, chà sàn nhà thường xuyên (Nhất là những nơi đọng nước dễ nấm mốc, dễ trượt)
    • - Sử dụng "Cây gạt nước" loại bỏ nước sau khi tắm tránh gây nấm mốc, trơn trượt.
    • - Trải "tấm sàn nhà tắm nhà vệ sinh chống trượt".

    3.4 Máy nước nóng.

    máy nước nóng ở trạng thái OFF
    Tắt máy nước nóng

    Rủi ro

    • - Bỏng vì không biết cách điều chỉnh nhiệt độ.
    • - Chết ngạt nước.

    Giải pháp

    • - Tắt nguồn máy nước nóng sau khi sử dụng.
    • - Sử dụng máy có nút trên cao.
    • - Điều chỉnh về mức lạnh sau khi sử dụng.

    3.5 Bồn tắm.

    Bồn tắm có thể làm trẻ chết ngạt
    Chết ngạt bồn tắm

    Rủi ro

    • - Chết đuối.

    Giải pháp

    • - Khoảng 5 đến 10cm độ cao của nước cũng đủ làm trẻ chết đuối vì trẻ em không biết phản xạ với môi trường.
    • - Nếu bố mẹ chỉ lơ là một chút trẻ có thể trượt trong bồn và chết ngạt bất cứ lúc nào.
    • - Sử dụng ít nước.
    • - Cho trẻ ra khỏi bồn tắm khi mẹ gội đầu, hoặc làm những việc mà không giám sát trẻ được.
    • - Quan sát trẻ, đổ nước sau khi sử dụng.

    3.6 Cửa nhà tắm.

    Cửa nhà tắm
    Cửa nhà tắm

    Rủi ro

    • - Trượt chân trong phòng tắm.
    • - Kẹp tay vào cửa.

    Giải pháp

    • - Sử dụng "dây khóa cửa" để trẻ không tự ý đi vào phòng tắm 1 mình.

    3.7 Máy sấy , máy duỗi tóc, dao cạo râu, dao lam.

    tủ đựng máy sấy, dao cạo râu, máy duỗi tóc an toàn.
    Tủ gương phòng tắm

    Rủi ro

    • - Gây thương tích do dao.
    • - Giật điện do cắn vào dây máy sấy, máy duỗi.
    • - Bỏng máy sấy, máy duỗi tóc.

    Giải pháp

    • - Không để các thiết bị điện bên ngoài.
    • - Cất dao cạo râu, dao lam trên tủ (Có thể thay đổi thành máy cạo bằng điện).
    • - Máy sấy, máy duỗi nên làm nguội nhanh và quấn dây điện gọn gàng cất vào tủ có khóa trên cao sau khi sử dụng.

    3.8Thùng nước.

    thùng nước đậy kín
    Thùng nước đậy kín

    Rủi ro

    • - Chết đuối do lọt vào thùng nước cao và không biết cách thoát ra
    • - Ngạt nước do chúi đầu vào thùng nước.

    Giải pháp

    • - Không để thùng nước cao trong nhà tắm.
    • - Đậy nắp kín khi sử dụng bồn nước lớn.


    4.Phòng ngủ.

    4.1 Chăn.

    Chăn cứng bảo vệ trẻ không bị ngộp thở
    Chăn cứng

    Rủi ro

    • - Ngộp thở vì bị chăn phủ mặt khi đang ngủ.
    • - Bị chăn quấn chặt vào người.
    • - Ngộp thở khi lật người sấp.
    • - Các dây rum rà trên quần áo quấn vào cổ.

    Giải pháp

    • - Không để bé ngủ trên chăn đệm quá mềm.
    • - Để mắt thường xuyên tới trẻ.
    • - Khi trẻ ngủ những đồ vật không nên để xung quanh (Khăn, gấu bông, sợi dây, yếm, bì bóng nhựa).
    • - Chú ý đến giai đoạn trẻ lật sấp.

    4.2 Giường ngủ.

    Giường ngủ có thanh chắn bảo vệ trẻ khỏi té ngã
    Giường ngủ có thanh chắn

    Rủi ro

    • - Té ngã vì bò khỏi giường.
    • - Té vì leo trèo qua thanh chắn.

    Giải pháp

    • - Sử dụng "thanh chắn giường" phù hợp với chiều cao của trẻ.
    • - Không để các vật có thể sử dụng làm bậc thang leo trèo trên giường của trẻ.

    4.3 Cửa ban công, cửa sổ

    Khóa cửa sổ đảm bảo bé không lọt ra ngoài
    Khoá cửa sổ

    Rủi ro

    • - Dị ứng phấn hoa rơi từ cửa phòng vào.
    • - Té lầu khi leo trèo lan can phòng ngủ.
    • - Té cửa sổ khi dùng các bệ kê leo trèo ra cửa sổ.

    Giải pháp

    • - Khóa cửa sổ, lan can.
    • - Không đặt các bệ kê ở gần.
    • - Lắp hàng rào cao lưới thép, lưới bảo vệ phù hợp chiều cao của trẻ.

    4.4 Ánh sáng.

    Ánh sáng tối có hại cho mắt của trẻ
    Trẻ chơi trong bóng tối

    Rủi ro

    • - Cận thị khi sử dụng thiết bị điện tử trong bóng tối.

    Giải pháp

    • - Giám sát giấc ngủ của trẻ.
    • - Bật đèn sáng, hoặc đèn vàng ngủ.
    • - Hạ ánh sáng của thiết bị điện tử xuống mức thấp nhất vào ban đêm.

    4.5 Tắm nắng.

    Em bé tắm nắng
    Bé tắm nắng

    Rủi ro

    • - Bệnh về da.

    Giải pháp

    • - Cho trẻ tắm nắng thường xuyên vào mỗi buổi sáng bằng cách mở rèm cửa sổ.
    • - Không nên cho trẻ ra ngoài nắng vào thời điểm tia cực tím cao.

    Thay đổi mang đến nhiều bất lợi cho bố mẹ trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên bạn đang đánh đổi sự tiện lợi để nhận lấy sự an toàn cho trẻ. Đừng vì những tai nạn không đáng có làm gián đoạn hành trình phát triển của con mình nhé.


    Tài liệu tham khảo

    https://www.nhk.or.jp

    Chủ ĐềStudy

    Đã Chỉnh Sửa13/4/2024



    giáo dục nhân cách, thứ quan trọng nhất của con người.

     Cho tôi biết suy nghĩ của bạn

    Hủy

    Appeals

    Nghe, quan sát, giao tiếp: 3 kỹ năng nhỏ tạo thành công lớn cho bé

      Giáo dục con cái từ bao nhiêu tuổi là t…


    An toàn giao thông trẻ em - 1 góc nhìn khác bạn

      Giáo dục an toàn giao thông không chỉ đ…


    Trẻ em ồn ào, tăng động, dấu hiệu của chứng ADHD

      Ở Việt Nam chúng ta hay bắt gặp cảnh tr…


    Đảm bảo an toàn cho trẻ: Khu vui chơi, ngoài trời

      Việt Nam chưa bao giờ là 1 môi trường s…


    Giáo dục trẻ lòng biết ơn đơn giản, dễ thực hành

      Cuộc sống ngày càng tiện ích con người …


    Dạy trẻ cách kiềm chế cơn nóng giận hiệu quả

      Có thể không ít cha mẹ gặp rắc rối trướ…


    Tất cả bài viếtBài viết mới nhất
    MụcChi tiết
     Chủ ĐềStudy
     Dịch VụTop tai nạn thường gặp ở trẻ em tại nhà và cách phòng tránh.
     Tóm tắtTop tai nạn nguy hiểm dễ xảy ra với trẻ: Té ngã, rơi từ trên cao, mắc nghẹn các đồ vật, đụng trúng vật nhọn, bỏng nước sôi, bỏng lửa, chết đuối, côn trùng cắn

    Về góp ý

    Chúng tôi sẽ rất biết ơn, nếu bạn có thể cho chúng tôi biết qua email nếu có bất kỳ thiếu sót , sai sót nào trong bài viết bên trên.


    Về dịch vụ có phí

    Chúng tôi ở đây để cung cấp cho bạn thông tin chính xác, hữu ích nhất .
    Liên hệ với chúng tôi nếu các bạn cần :

    ① Thông dịch - phiên dịch Việt - Nhật (du lịch, công việc,hồ sơ,..).

    ② Giáo dục nhân cách , nuôi dưỡng trí tuệ Trẻ.

    ③ Tư vấn xuất khẩu lao động, hỗ trợ thực tập sinh( kiện tụng, đăng ký

    thẻ, sim, nhà ở,.. ).

    ④ Hỗ trợ thủ tục "visa y tế" cho người bệnh (thủ tục, nhà ở, sinh hoạt,..).
    ※Truy cập website có phí 「https://viet-service.com」phiên bản tiếng việt để xem chi tiết.


    Hậu quả của tiếng ồn karaoke
    Hậu quả của tiếng ồn đối với trẻ em, người lớn tuổi

VIET-PLUSGiáo dục nhân cách
 About us

 VIET-PLUS
 Contact us
 10:00-20:00

 Translation

 Trang web này sẽ cài đặt tự động theo ngôn ngữ của trình duyệt .

 Search

 Sử dụng từ khóa tìm kiếm các trang web liên quan


 Login form
Forgot?  Register
©2022-2025 Viet-plus