MENUMENU
  • Trang Chủ
    • Giới Thiệu
    • Điều Khoản Sử Dụng
    • Chính Sách Bảo Mật
  • Chủ Đề
    • Nuôi Dưỡng Trẻ
    • Ứng Xử Xã Hội
    • Văn Hóa Kinh Doanh
    • Xuất Khẩu Lao Động Nhật
    • Sử Dụng GIMP
    • Tin tức Nhật Bản
  • Liên Hệ
VIET-PLUSGiáo dục nhân cách
  • Nuôi dưỡng trẻ

    Quy tắc ứng xử xã hội

    Qui tắc ứng xử・Văn hóa trong Kinh Doanh

    News

  • HomeServiceDạy trẻ ...

    全スタッフ女性だから優しくて誠実

    北海道限定の便利屋さん

    tel.080-7041-3358

     Study  Rules
     Business  News

    Dạy trẻ cách kiềm chế cơn nóng giận hiệu quả

    Có thể không ít cha mẹ gặp rắc rối trước những cơn giận của trẻ chẳng hạn như tự dưng nóng giận, khóc lóc khi không được chiều theo ý mình. Đôi khi bố mẹ sẽ nghĩ "chỉ là đứa trẻ, ích kỷ một chút là điều đương nhiên". Tuy nhiên giáo dục quá nghiêm khắc hay quá nuông chiều đều không có tác dụng tích cực đối với trẻ chỉ làm cho trẻ ngày càng mất kiên nhẫn, dễ cáu giận hơn.

    Mục Lục

    1. Biểu hiện của trẻ hay nóng giận.
    2. Nguyên nhân hình thành cơn nóng giận của trẻ.
    3. Các bài tập giúp trẻ tự quản lý cơn tức giận của mình.
    4. Cha mẹ giúp trẻ phát triển tính kiên nhẫn và kiềm chế cơn nóng giận.

    I.Biểu hiện của trẻ hay nóng giận

    trẻ tức giận
    Đứa bé đang tức giận
    • Nếu mọi thứ không theo ý mình trẻ sẽ la hét và trở nên bạo lực.
    • Một khi đã tức giận khó để bình tĩnh lại và cơn giận ngày càng leo thang.
    • Không thể bày tỏ bằng lời nói khi tức giận.
    • Khi tức giận thì không còn để ý đến xung quanh chỉ chăm chăm vào điều làm trẻ tức giận.
    • Tâm trạng sẽ trở nên tồi tệ sau khi tức giận.

    Nếu cơn giận của trẻ ngày càng trở nên nghiêm trọng có những biểu hiện "hành vi tiêu cực" "chống đối" "thường tranh cãi với người lớn" "tức giận nhanh chóng". Đó có thể là dấu hiệu của triệu chứng rối loạn thách thức chống đối. Nên đưa trẻ đi khám và trị liệu hợp lý.


    II.Nguyên nhân hình thành cơn nóng giận của trẻ

    1.Không biết cách thể hiện cảm xúc.

    "Giận dữ" xuất phát từ cảm xúc "buồn" "lo lắng" "rắc rối" "cô đơn" "xấu hổ" nhưng trẻ không biết cách thể hiện. Không có tính kiên nhẫn và kiềm chế ham muốn. Hầu hết những cảm xúc này ẩn đằng sau "Cơn tức giận" mà ít ai nhận ra.

    Trẻ không biết cách thể hiện 1 cách cụ thể cảm xúc của mình và biến nó thành cơn tức giận.

    2. Ảnh hưởng của môi trường sống

    mẹ mắng trẻ
    Mẹ đang mắng trẻ

    Bị stress do môi trường thay đổi

    Không nên thay đổi môi trường nuôi dưỡng thường xuyên: Trẻ con dễ cáu giận ở thời kì từ 2 - 7 tuổi,vì 2 -3 tuổi phải làm quen với môi trường mầm non, 6 - 7 tuổi phải làm quen với môi trường tiểu học. Khi môi trường thay đổi thường xuyên trẻ phải tập quen với môi trường mới dễ tạo ra nhiều cảm xúc thất vọng, căng thẳng khi mọi thứ không đi theo những gì mình mong muốn và dễ trở nên giận dữ.

    Gia đình, trường học quá nghiêm khắc, quy tắc, kỷ luật:

    • Ảnh hưởng tính cách của người nuôi dưỡng, người nuôi dưỡng hay cáu giận trẻ sẽ học theo và hay cáu giận.
    • Bị gia đình kiểm soát quá mức.
    • Hay bị la mắng, phủ nhận những việc mình làm, không được bố mẹ dành nhiều lời khen.
    • Sống trong gia đình không hòa thuận, anh chị em, bố mẹ hay cãi nhau.
    • Bị ngược đãi về thể chất, tâm lý, thờ ơ với trẻ.
    • Học tập kém, bị giáo viên la mắng, bạo lực học đường, bị cô lập và bị bắt nạt trong trường học.


    III.Các bài tập giúp trẻ tự quản lý cơn tức giận của mình

    Trẻ rất khó bình tĩnh thực hiện những gì cha mẹ đã dạy trong khi đang tức giận vì vậy bố mẹ hãy kiên nhẫn khi dạy con cách kiềm chế cơn giận nhé.

    1.Rời khỏi nơi đó.

    hít thở sâu

    Hít thở sâu

    Đỉnh điểm của sự tức giận được cho là 6 giây. Hãy để 6 giây trôi qua bằng cách rời khỏi hiện trường và suy nghĩ vì sao mình tức giận.

    2.Chạm vào cơ thể.

    Việc chạm vào cơ thể sẽ hướng sự chú ý của bạn đến điểm đó, điều này giúp bạn phân tâm khỏi cơn tức giận. Xoa tay hoặc xoa cánh tay hoặc vỗ vào ngực. Tuy nhiên không kích thích quá mạnh vào cơ thể.

    3.Hít thở sâu.

    Hít thở sâu có thể làm giãn dây thần kinh đối giao cảm, nhờ đó cơn giận của trẻ sẽ tan biến.

    4.Thì thầm những từ giúp trẻ trở nên bình tĩnh.

    "Không sao, vẫn ổn mà" "Không quan tâm" "Bình tĩnh, bình tĩnh"

    Hoặc những từ ngữ không có ý nghĩa do trẻ tự tạo ra. ví dụ như "don don" "subaku subaku" (Nói to, tự nói tự nghe để trấn an bản thân) để phân tán sự tập trung vào con tức giận.

    Tuy nhiên nên tránh nói thầm những từ ngữ thô tục nhé.

    5.Biến đầu mình thành 1 thùng trống rỗng.

    Nhắm mắt lại và tưởng tượng cục gôm đang xóa đi hết những vết đen trên tờ giấy trắng và biến đầu mình thành 1 thùng trống rỗng.

    6.Đếm số.

    Khi cảm thấy bực bội hãy nhắm mắt lại và đếm số (Có thể là các từ vựng tiếng anh, bảng cửu chương). Để ý thức của trẻ tránh xa sự tức giận.

    7.Ngừng di chuyển.

    Tự đặt cho bản thân câu thần chú để nói khi cảm thấy bực bội ví dụ như "hóa đá hóa đá" hoặc "úm ba la đóng băng". Bất động không di chuyển và niệm thần chú cũng là 1 phương pháp giúp trẻ xoa dịu đi cơn tức giận.


    IV.Cha mẹ giúp trẻ phát triển tính kiên nhẫn và kiềm chế cơn nóng giận

    1 Thay vì la mắng thì hãy hỏi trẻ nguyên nhân tại sao trẻ tức giận:

    bà mẹ an ủi bé gái
    Bà mẹ an ủi bé gái

    Trẻ hay nổi giận khi mọi thứ không theo ý mình.

    Ví dụ: "Trẻ muốn gọi điện cho ông bà nhưng không được, và trở nên tức giận".

    Sau khi biết được nguyên nhân tức giận bố mẹ hãy giải thích cho trẻ và tìm ra giải pháp tốt nhất. "Bây giờ là 10h khuya rồi ông bà phải ngủ, con gọi điện làm ông bà thức giấc ông bà sẽ không ngủ được, ông bà sẽ yếu đi, sẽ dễ bị bệnh. Vậy con còn muốn ông bà bị bệnh không?" hoặc là "Thay vì mẹ gọi cho ông bà thì mẹ gọi cho bố nhé, ông bà để mai gọi được không?"

    Không phải là lúc nào cũng chiều theo ý trẻ, cũng đừng phớt lờ ý kiến của trẻ, hãy tìm cách giải quyết hợp lý nhất cho trẻ trong mọi tình huống.

    2 Dạy trẻ cách suy nghĩ "trẻ có thể làm gì và nên làm gì để giải quyết vấn đề làm trẻ tức giận"

    VÍ DỤ

    Trẻ: Bạn A lấy đồ chơi của con không cho con chơi cùng.

    Mẹ: Vậy chứng tỏ đồ chơi của con được nhiều người thích đúng không. Nhưng mà đó là đồ chơi của con, con thích chơi lúc nào mà chả được đúng không? Con còn nhiều đồ chơi mà, con mà không sử dụng là mấy bạn đồ chơi buồn đó. Hôm nay con nhường cho bạn chơi nha, mình sẽ chơi thứ khác. Vậy mới là bạn tốt chứ.

    3 Đưa ra giải pháp thay vì đổ lỗi cho người khác.

    Đổ lỗi cho người khác lúc tức giận sẽ làm cho tâm trạng trở nên tệ hơn.

    4 Biến cảm xúc của trẻ thành lời nói và giáo dục trẻ cách diễn đạt nhiều cảm xúc khác nhau.

    VÍ DỤ

    Trẻ khóc khi đánh nhau với bạn và nói rằng "Con đang buồn"

    Trẻ vui sướng khi nhận được món quà mình thích và hét lên rằng "Thật hạnh phúc".

    Bằng cách diễn đạt cảm xúc bằng lời nói trẻ phát triển khả năng đọc hiểu cảm xúc của bản thân và kiểm soát cảm xúc của chính mình.

    5 Cho trẻ trải nghiệm nhiều thứ để phát triển bộ não không bị cảm xúc chi phối.

    Theo khoa học não bộ "Lớn lên trong môi trường thiên nhiên phong phú, cống hiến hết mình cho thể thao và may mắn có cơ hội tiếp xúc với nhiều tác phẩm nghệ thuật giúp trẻ dễ dàng kiểm soát nhiều cảm xúc khác nhau trong đó có sự tức giận "Việc kiểm soát cơn nóng giận liên quan nhiều đến chức năng của vỏ não trước trán. Vỏ não trước trán được tạo ra để học hỏi trải nghiệm như "Nếu bạn có thái độ XX, mọi người sẽ phản ứng OO, và cảm xúc của bạn sẽ là △△". Thông tin từ sách báo, phim ảnh, trải nghiệm thực tế mang lại hiệu quả chi phối cảm xúc tốt.

    6 Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc.

    đứa bé đang ngủ
    Trẻ cần ngủ đủ giấc

    Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân khiến trẻ cáu giận. Cuộc sống thất thường làm rối loạn thần kinh tự chủ và gây kích thích.

    Hãy đảm bảo giấc ngủ 11 tiếng cho trẻ 5 tuổi, 10 tiếng cho học sinh tiểu học để không trở thành đứa trẻ cáu kỉnh.

    7 Để con thấu hiểu rằng việc tức giận là điều không tốt.

    VÍ DỤ

    Kiềm chế cơn giận thông qua việc vẽ tranh, tưởng tượng.

    ・Vẽ 1 người mắt xếch, mặt đỏ bừng bừng, người xấu xí và bảo rằng: Đây là con khi tức giận đó. Để trẻ hình dung ra hình ảnh khi mình tức giận sẽ trở nên xấu xí đến mức nào.

    ・Vẽ người dễ thương, xinh xắn" và bảo rằng:"Đây là con lúc vui tươi, xinh ghê chưa.

    Trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường giáo dục. Chọn môi trường sống tốt, môi trường giáo dục tốt khi trẻ còn nhỏ. Bố mẹ là tấm gương tốt cho trẻ, bố mẹ hòa thuận, thấu hiểu, thông cảm, ngôn ngữ giao tiếp hài hòa, sẽ tạo nên đứa trẻ ngoan.

    Bố mẹ nên nhìn lại điểm xấu của bản thân từ đó học hỏi, thay đổi. Chỉ khi chúng ta tốt hơn thì thế hệ sau mới phát triển bền vững.


    Tài liệu tham khảo

    • https://www.e-heartclinic.com/index.html
    • https://b-engineer.co.jp/chokomana/
    • https://kodomo-manabi-labo.net/

    Chủ ĐềStudy

    Đã Chỉnh Sửa10/4/2024



    giáo dục nhân cách, thứ quan trọng nhất của con người.

     Cho tôi biết suy nghĩ của bạn

    Hủy

    Appeals

    Nghe, quan sát, giao tiếp: 3 kỹ năng nhỏ tạo thành công lớn cho bé

      Giáo dục con cái từ bao nhiêu tuổi là t…


    An toàn giao thông trẻ em - 1 góc nhìn khác bạn

      Giáo dục an toàn giao thông không chỉ đ…


    Trẻ em ồn ào, tăng động, dấu hiệu của chứng ADHD

      Ở Việt Nam chúng ta hay bắt gặp cảnh tr…


    Đảm bảo an toàn cho trẻ: Khu vui chơi, ngoài trời

      Việt Nam chưa bao giờ là 1 môi trường s…


    Giáo dục trẻ lòng biết ơn đơn giản, dễ thực hành

      Cuộc sống ngày càng tiện ích con người …


    Top tai nạn thường gặp ở trẻ em tại nhà và cách phòng tránh.

      Không ít các vụ tai nạn xảy ra với trẻ …


    Tất cả bài viếtBài viết mới nhất
    MụcChi tiết
     Chủ ĐềStudy
     Dịch VụDạy trẻ cách kiềm chế cơn nóng giận hiệu quả
     Tóm tắtTác hại của tính cách nóng giận: Khó khăn trong quan hệ xã hội, ảnh hưởng đến phát triển tâm lí , học vấn, sức khỏe,...

    Về góp ý

    Chúng tôi sẽ rất biết ơn, nếu bạn có thể cho chúng tôi biết qua email nếu có bất kỳ thiếu sót , sai sót nào trong bài viết bên trên.


    Về dịch vụ có phí

    Chúng tôi ở đây để cung cấp cho bạn thông tin chính xác, hữu ích nhất .
    Liên hệ với chúng tôi nếu các bạn cần :

    ① Thông dịch - phiên dịch Việt - Nhật (du lịch, công việc,hồ sơ,..).

    ② Giáo dục nhân cách , nuôi dưỡng trí tuệ Trẻ.

    ③ Tư vấn xuất khẩu lao động, hỗ trợ thực tập sinh( kiện tụng, đăng ký

    thẻ, sim, nhà ở,.. ).

    ④ Hỗ trợ thủ tục "visa y tế" cho người bệnh (thủ tục, nhà ở, sinh hoạt,..).
    ※Truy cập website có phí 「https://viet-service.com」phiên bản tiếng việt để xem chi tiết.


    Hậu quả của tiếng ồn karaoke
    Hậu quả của tiếng ồn đối với trẻ em, người lớn tuổi

VIET-PLUSGiáo dục nhân cách
 About us

 VIET-PLUS
 Contact us
 10:00-20:00

 Translation

 Trang web này sẽ cài đặt tự động theo ngôn ngữ của trình duyệt .

 Search

 Sử dụng từ khóa tìm kiếm các trang web liên quan


 Login form
Forgot?  Register
©2022-2025 Viet-plus