MENUMENU
  • Trang Chủ
    • Giới Thiệu
    • Điều Khoản Sử Dụng
    • Chính Sách Bảo Mật
  • Chủ Đề
    • Nuôi Dưỡng Trẻ
    • Ứng Xử Xã Hội
    • Văn Hóa Kinh Doanh
    • Xuất Khẩu Lao Động Nhật
    • Sử Dụng GIMP
    • Tin tức Nhật Bản
  • Liên Hệ
VIET-PLUSGiáo dục nhân cách
  • Nuôi dưỡng trẻ

    Quy tắc ứng xử xã hội

    Qui tắc ứng xử・Văn hóa trong Kinh Doanh

    News

  • HomeServiceLỗi sai ...

    全スタッフ女性だから優しくて誠実

    北海道限定の便利屋さん

    tel.080-7041-3358

     Study  Rules
     Business  News

    Lỗi sai khi tham gia giao thông và cách khắc phục

    Đối với người nước ngoài giao thông việt nam là vấn nạn, 1 trải nghiệm tồi tệ. Có nhiều người nói với tôi rằng:" Việt Nam đi đâu cũng thấy sai, sai từ ý thức đến hành động đặc biệt là giao thông( cách đối xử với người đi bộ )"

    Chẳng bao giờ thấy ai nhường đường cho người đi bộ cả.. chẳng phải người đi xe máy, ô tô thì phải bảo vệ người yếu hơn mình sao? việt nam thì ngược lại: xe tải thúc ép ô tô, ô tô thúc ép xe máy, xe máy thúc ép người đi bộ một đất nước vô lương tâm

    Mục Lục

    1. Comment của người nước ngoài về Việt Nam.
    2. Sai lầm hay gặp của xe máy

      ・ Khi tham gia giao thông trên đường.

      ・ Khi chở trẻ em tham gia giao thông.

    3. Sai lầm hay gặp phải của ô tô

    I.Comment của người nước ngoài về tình tình giao thông VN.

    Có một điều mà tất cả du khách đến Việt Nam đều cảm thấy kinh ngạc đó là giao thông ở đường phố Việt Nam. Trên đường có quá nhiều xe máy và tình trạng lưu thông thật hỗn loạn. Người nước ngoài đến đây lần đầu tiên sẽ cảm thấy thực sự sốc và sợ hãi. Nhiều người hỏi ở Việt Nam không có luật giao thông hay sao?

    avata binh luan

    MR.A

    Hàng năm, không cần bất kỳ con số nào từ các phương tiện thông tin đại chúng hay từ Chính phủ, người Việt và những người sống ở Việt Nam đều biết rằng việc di chuyển trên đường là vô cùng nguy hiểm. Chúng tôi nghe về thương vong hàng ngày, đặc biệt là sau những ngày lễ. Ở Việt Nam, những ngày lễ không thực sự được hưởng thụ hay vui vẻ, bởi vì sau một kỳ nghỉ lễ, chúng tôi nhận được thông báo về những cái chết. Nhiều cái chết, nhiều vết thương của những người còn rất trẻ, đang ở độ tuổi rất sung sức, hay thương vong của một số thành viên trong gia đình(của một người lạ nào đó) hoặc thậm chí cả gia đình trong một vụ đụng xe. Đó là gánh nặng, nỗi đau không chỉ của mỗi gia đình mà còn là nỗi đau, thảm họa của cả một quốc gia. Nó có thể gây ra nhiều thiệt hại về người hơn là một cuộc chiến tranh ở một số quốc gia hiện nay!

    avata binh luan

    MS.B

    Ý thức tham gia giao thông thật tồi, nguy hiểm đến mức gặp tai nạn giao thông là chuyện thường. Xe máy, ô tô chạy theo cách riêng của mình. Ở Việt Nam không có khái niệm ưu tiên người đi bộ, xu hướng chỉ ưu tiên cho xe máy, ô tô, và người bị tông trúng là người sai. phải chú ý vì họ không chú ý và không có thói quen ưu tiên người đi bộ. Không có sự quan sát của lực lượng công an thì khả năng tông vào người khác rồi bỏ chạy là rất cao.

    avata binh luan

    MR.C

    Việt Nam là đất nước có nhiều tôn giáo tuy nhiên người Việt Nam không hề nhu hòa như chúng ta vẫn nghĩ. Tôi không biết bạn tử tế như thế nào với người thân nhưng với hình ảnh mọi người chở các bé nhỏ không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, không thắt dây an toàn,.. cũng đủ để thấy bạn không những vô trách nhiệm mà còn thiếu kiến thức nữa.

    Mỗi người nhường nhau 1 chút chắc có lẽ giao thông đã được thuận lợi. Thực trạng là ai cũng muốn tiến về phía trước chen chít nhau mà không biết rằng việc làm này chỉ làm cho tình hình giao thông ngày càng căng thẳng, không cử động được vì không gian quá chật.


    II.Sai lầm hay gặp của xe máy

    Dưới đây là 1 số sai lầm mà hầu như ai cũng mắc phải. Cùng mình xem lại bạn có mắc lỗi sai nào không nhé. Cải thiện ý thức là tăng % sống sót trong cuộc chiến giao thông.

    1. Khi tham gia giao thông trên đường.

    1.1 Chẳng bao giờ quan sát kĩ khi cua qua ngã ba, ngã tư .Có lúc đường trống ít người cũng chẳng thèm quan sát cứ tít còi liên tục.

    trẻ em không đội mũ bảo hiểm
    Trẻ em không đội mũ bảo hiểm

    Giải pháp: Ngừng tít còi , giảm tốc độ ,quan sát kĩ xung quanh sau đó mới cua. Các bạn đã quá phụ thuộc vào còi xe mà không biết rằng tít còi là một hành vi tưởng chừng vô hại lại bị xem là ngu xuẩn, thiếu giáo dục trong mắt người nước ngoài. Bởi vì nếu đối phương cũng không quan sát vừa tít còi vừa băng qua đường thì chẳng phải sẽ xảy ra tai nạn sao?.

    Ngã tư ngã 3 vào thời gian cao điểm mọi người đồng thanh tít còi theo thói quen, âm thanh phát ra từ tứ phía và không ai có thể nhận thức được phía nào có xe và không có xe. Lúc đó chỉ có thể quan sát bằng mắt mới có tác dụng giúp bạn lưu thông thuận lợi. Vậy tít còi inh ỏi vào thời điểm đó cũng chẳng có ích gì ngược lại còn góp phần gây ô nhiễm tiếng ồn, gây ồn ào cho những người đang lưu thông cũng như người dân đang sinh sống gần đó.

    Có nhiều trường hợp dù có tít còi inh ỏi thì xe đằng trước cũng có thèm nghe đâu.
    Nếu tít còi được xem là hình thức thông báo cho người ta biết sự tồn tại của mình thì hạ tốc độ ở ngã 3 ngã 4, liếc mắt 2 phía xem có xe không rồi mới tiến có hiệu quả bảo vệ bản thân chúng ta hơn nhiều. Có não mà không kích hoạt, có mắt mà không dùng thì thật là tiết. Chỉ có người mù mới cần đến còi để bọn không điếc nhận ra sự tồn tại của mình thôi.

    1.2 Trang phục sơ sài, quần đùi áo 2 dây dễ trầy xước khi va chạm.

    trang phục khi tham gia xe máy
    Đồ bảo hộ xe máy

    Giải pháp: Trang phục bảo hộ dành riêng cho người đi mô tô, xe máy. Nhưng người Việt chẳng thèm bận tâm đến điều đó để khi xảy ra tai nạn dẫn đến chấn thương tay chân, trầy xước.

    Xe máy ngày càng trở nên gần gũi với mọi người, nhưng không vì thế mà phớt lờ đi sự nguy hiểm của nó. Thay đổi trang phục góp phần giúp bạn giảm thiểu chấn thương khi xảy ra tai nạn giao thông.

    1.3 Sai lầm trang phục

    • Mang dép lào.

      Giải pháp: Nên mang giày cứng (giày da cứng hoặc giày thể thao có đế cứng ) vì khi xảy ra va chạm chân là nơi dễ bị tổn thương nhất. Khi bạn mang dép lào, giày cao gót lộ chân, dép mềm sẽ không thể bảo vệ được chân bạn khi xảy ra va chạm gây chấn thương, nặng hơn là gãy xương.

    • Đội mũ bảo hiểm không cài quai, mũ nửa đầu.

      Giải pháp: Nên chọn mũ bảo hiểm trùm đầu tuy tầm nhìn có chút hạn chế nhưng nó có thể bảo vệ cả đầu và khuôn mặt của bạn khi ma sát trực tiếp với lòng đường tránh trình trạng trầy xước, vật nhọn đâm vào mặt, chấn thương gò má, để lại những vết sẹo xấu xí sau này.

    • Ngồi chéo chân, tư thế nghiêng 1 bên.

      Giải pháp: Mình hay bắt gặp mấy chị nữ mặc váy xinh xinh, ngồi sau xe vắt chéo chân, mang giày cao gót trong sang chảnh lắm, bấm bấm lướt lướt và rồi sấp mặt, đầy sẹo, văng ra đường khi bị xe khác tông vào. ”Dáng ngồi của kẻ ngu xuẩn. Đã thiếu kiến thức còn thích làm màu, thật buồn cười”

      Với tư thế ngồi không đảm bảo an toàn xác suất té ngã sẽ tăng lên nếu xảy ra va chạm mạnh. Có lẽ bạn sẽ là người "die" đầu tiên với kiểu ngồi "ngu ngốc" này.

    • Mặc váy rườm rà, quần đùi áo ngắn tay.

      Giải pháp: Nên mặc áo dài tay quần dài tay (tốt nhất là chất liệu da) khi xảy ra va chạm hạn chế tình trạng trầy xước da.

      Chắc bạn cũng biết những bộ đồ rùm rà dễ bị mắc trong bánh xe gây mất phương hướng dễ xảy ra tai nạn, còn quần áo ngắn tay khi té ngã thì còn đâu" tấm thân ngọc ngà ", vết sẹo đầy người là điều không thể tránh khỏi nhỉ. Nếu muốn đẹp mà phải di chuyển bằng xe máy hãy đem đồ theo, khi ngừng di chuyển ta có thể trưng diện được mà. Bạn đủ thông minh để phân biệt nơi nào cần sự an toàn và nơi nào cần để tỏa sáng đúng không nào.

    1.4 Vừa bấm điện thoại vừa lái xe

    vừa bấm điện thoại, vừa lái xe
    Vừa bấm điện thoại vừa lái xe

    Giải pháp: Nếu nói chuyện điện thoại hoặc bấm điện thoại nên dừng xe sát lề đường (đừng dừng xe giữa đường) rồi tiếp tục di chuyển khi đã hoàn thành việc muốn làm. Không nói thì ai cũng biết vừa bấm điện thoại vừa lái xe là sai nhưng ai ai cũng mắc phải. Có nhiều trường hợp đâm vào người đi bộ, đâm vào sau xe khác. Không chỉ nguy hiểm đến tính mạng của bản thân mà có thể gây nguy hiểm cho người ngồi sau (ví dụ đó là người yêu bạn, con bạn đang ngồi đằng sau ...bấm điện thoại đồng nghĩa phớt lờ đi sự an toàn của người bạn yêu nhất).Chúng ta không đủ thông minh để làm 2 việc 1 lúc nên tập trung 100% cho 1 việc đặc biệt là khi lái xe.

    1.5 Chụp hình giữa đường xe chạy

    Trẻ em thì chơi đùa trên đường, người lớn thì chụp hình giữa đường.Tính mạng của bản thân và thú vui trước mắt thì cái nào quan trọng hơn?

    Giải pháp: Đường xe chạy không phải là nơi check in. Nên biết đẹp đúng chỗ nhé.

    1.6 Không bao giờ nhường đường cho người đi bộ

    Nhường đường cho người đi bộ là hành vi đúng chứ đâu có sai mà ai cũng phớt lờ. Đừng nói với người khác rằng người Việt hòa đồng, tốt bụng để rồi 1 đứa bé muốn qua đường cũng bị tuýt còi inh ỏi vì cản đường người khác. Ông bà già, người nước ngoài muốn sang đường cũng phải đứng hóng mỏi miệng đợi cho ít xe mới dám sang đường. Người thu gom rác muốn cua xe nhưng chẳng thể nào cua được thì xe máy xe ô tô cứ luồn vào khoảng trống để tiến về phía trước. Chẳng 1 ai thèm ngừng lại nhường cho họ qua.

    Giải pháp: Nên giảm tốc, dừng xe đảm bảo cho người đi bộ băng qua đường an toàn đặc biệt là người khuyết tật, trẻ em, người già, người thu gom rác. Người sử dụng phương tiện giao thông là kẻ mạnh. Người đi bộ là kẻ yếu họ không có phương tiện bảo vệ. Khi xảy ra tai nạn người đi bộ là người chịu thiệt hại nhiều nhất. Kẻ mạnh bảo vệ kẻ yếu đó là đạo đức tối thiểu của con người.Còn Việt nam thì không. Luật pháp có quy định thì cũng phớt lờ "Sống chết mặc bay" tít còi inh ỏi với ý nghĩa là tránh ra để tao đi.

    1.7 Chạy xe trên vỉa hè dành cho người đi bộ

    Giải pháp: Hãy đi đúng đường dành cho xe máy, trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Người buôn bán trên vỉa hè, người thì sử dụng vỉa hè để trưng bày cây cảnh, đặt bảng hiệu, phân chia hàng rào, những nơi vỉa hè trống thì xe máy chạy lên tránh đường ngược chiều, tránh kẹt xe, đèn đỏ.

    Người đi bộ thì phải đi dưới lòng đường, người khuyết tật cũng phải chật vật dưới lòng đường xe chạy vì không thể đi trên vỉa hè.

    Mọi vật tạo ra đều có ý nghĩa của nó, nên hiểu đúng và sử dụng đúng, tránh lạm dụng.

    2. Khi chở trẻ em tham gia giao thông.

    Không ít tai nạn xảy ra đã cướp đi mạng sống của trẻ em do sự bất cẩn của bố mẹ.

    2.1 Bố mẹ hay chất 3 chất 4 cùng với trẻ em đi trên đường .

    chở trẻ em không đội mũ bảo hiểm
    Chở trẻ em không đội mũ bảo hiểm

    Giải pháp: Nên chở tối đa 1 trẻ, nếu gia đình có nhiều trẻ nhỏ bố mẹ hãy chia xe để đưa trẻ em di chuyển.

    Có 2 người lớn thì nên cho trẻ ngồi chính giữa.

    Khi chở trẻ 1 mình ( 6 tuổi trở xuống )có thể cho trẻ ngồi đằng trước, nhưng đằng trước là nơi dễ hấp thụ khói bụi của môi trường nên trang bị mũ bảo hiểm có kính chụp đằng trước cho trẻ.

    Khi trẻ ngồi đằng trước bố mẹ không được tít còi vì lỗ tai trẻ gần với còi xe nhất khi tít còi âm lượng lớn sẽ làm giảm thính giác,và ảnh hưởng đến nhịp tim, sức khỏe của trẻ.

    2.2 Để trẻ nhỏ ngồi tự do trên xe

    Giải pháp: Lắp thiết bị ngồi cố định :

    Ngồi đằng trước nên lắp ghế cố định và lắp dây an toàn để khi xảy ra tai nạn trẻ không bị văng ra ngoài.

    Nếu trẻ ngồi đằng sau cũng phải có đai nịt an toàn, và nơi để chân an toàn.

    2.3 Không xác định được chiều an toàn khi cho trẻ xuống xe, lên xe.

    Giải pháp: Cho trẻ xuống và lên bên phía có vỉa hè. Vì nếu cho trẻ lên hoặc xuống phía lòng đường xe chạy dễ xảy ra tai nạn do trẻ chưa đủ nhận thức có thể sẽ tự ý chạy ra giữa đường hoặc ô tô không thấy sẽ đâm vào trẻ.

    2.4 Không tắt máy rút khóa khi để trẻ trên xe 1 mình hoặc cho trẻ xuống xe.

    Giải pháp: Tắt máy rút khóa xe trước khi cho trẻ xuống xe, hoặc không để trẻ trên xe 1 mình. Trẻ không biết chức năng của xe máy đặc biệt là xe ga, khi xuống xe sơ ý vặn tay ga di chuyển bất ngờ không thể kiểm soát sẽ làm cả 2 bị thương. Cũng nên cố định chỗ ngồi cho trẻ khi lên xe trước rồi mới bật máy.

    2.5 Không đội mũ bảo hiểm cho trẻ.

    Giải pháp: Bố mẹ là người thừa biết tại sao phải đội mũ bảo hiểm tuy nhiên lại không trang bị đầy đủ mũ cho con của mình. Thừa biết rằng chỉ 1 vụ tai nạn có thể thay đổi cả tương lai của trẻ. Vì vậy đừng thơ ơ với sự an toàn của chính đứa trẻ mà bạn đứt ruột chăm sóc.

    Hãy trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ, mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông bằng xe máy.

    Dạy cho trẻ hiểu về một số bộ phận nguy hiểm của xe máy ( tay ga , ống bô , rãnh bánh xe, kèn, bật xe nhanh, nơi bật tắt chìa khóa,..)

    Để ý những hành vi của trẻ khi di chuyển trên đường ( cựa quậy, buồn ngủ, vung chân lung tung ) và nhắc nhở trẻ.

    Đừng tự tin về tay lái của mình những kẻ vi phạm nhưng không có 1 chút cảm giác tội lỗi. Đừng mãi là 1 kẻ nghèo nàn về kiến thức, đạo đức, văn hóa nữa. Có kiến thức người ta sẽ hành động đúng.


    II. Sai lầm hay gặp của ô tô

    1. Sai lầm và biện pháp thay thế

    1.1 Để vật dụng trang trí trước xe

    đặt vật nhọn trang trí trên xe ô tô
    Vật nhọn trước xe ô tô

    Giải pháp: Không nên để bất cứ vật dụng gì trước xe. Nếu vật trang trí có kích thước lớn sẽ làm giảm tầm quan sát của bạn. Vật có kích thước nhỏ như tượng, .. khi có xảy ra va chạm với lực từ phía trước đột ngột những vật nhỏ này sẽ văng ra đâm vào đầu, mặt, tai gây chấn thương.

    1.2 Không làm sạch kính trong xe

    Giải pháp: Nên làm sạch kính trong xe thường xuyên. cả trong lẫn ngoài. Có ít người chú trọng việc làm sạch kính phía trong xe, nhưng khi kính xe bẩn sẽ giảm tầm nhìn xa của xe, ánh sáng sẽ gây chói mắt hơn khi kính xe bẩn đặc biệt là lúc trời mưa hoặc sương mù sẽ dễ gây ra nạn vì không nhìn thấy xe từ xa, tầm quan sát hẹp.

    1.3 Tít còi liên tục

    Giải pháp: Giảm tít còi quan sát nhiều hơn bạn nhé. Khi đi qua ngã tư, ngã ba, khúc cua nên hạ tốc độ quan sát kĩ xung quanh và làm ơn ngừng tít còi.

    Có nhiều xe khi đi qua ngã ba, ngã 4 không giảm tốc độ mà chỉ tít còi và kết quả là tông nhau khi gặp xe khác làm giống y chang. Hệ thống đèn đỏ rải rác bạn phải cảnh giác cao độ hơn với xung quanh.

    Lạm dụng còi xe quá mức vừa góp phần gây ô nhiễm tiếng ồn, vừa tạo cái nhìn không tốt về giao thông, đôi khi tuýt còi một cách vô nghĩa. Cố chấp không chịu thay đổi thì đến bao giờ xã hội mới văn minh.

    Các nước khác trên thế giới họ không dùng còi nhưng giao thông của họ vẫn tốt đấy thôi. Người Việt ai cũng biện minh cho mình. Người thì “Xe máy đi ẩu không tít còi thì không được”, người thì “phải tít còi cho người khác để ý và cảnh giác”. Ai cũng lái xe an toàn vậy số tai nạn cao ngất ngưởng hàng năm là do đâu mà ra? Vỗ vào mặt mình mở mắt to ra và học hỏi thế giới đừng mãi sống trong cái giếng nhỏ bé, lỗi thời kia nữa.

    1.4 Đỗ xe trên vỉa hè

    đỗ ô tô trên vỉa hè
    Đổ ô tô trên vỉa hè

    Giải pháp: Hãy đỗ xe đúng nơi quy định, đừng xâm chiếm vỉa hè làm mục đích riêng, vỉa hè là dành cho người đi bộ xin hãy nhận thức đúng. Có điều kiện mua ô tô thì phải chịu trách nhiệm thuê bãi đỗ xe, chịu trách nhiệm với chính tài sản riêng của bạn. Người nước ngoài khi nhìn thấy cảnh này bảo với tôi rằng "Việt Nam giàu nghèo gì cũng đều vô ý thức nhỉ. Thay vì sắm ô tô, ăn mặt đẹp và hành động như rác thì hãy bảo họ học cách sống văn minh trước nhé. Những người này mà cũng có tư cách lái xe sao?"

    1.5 Không dừng xe nhường đường cho người đi bộ

    Giải pháp: Nên giảm tốc , dừng xe đảm bảo cho người đi bộ băng qua đường an toàn đặc biệt là người khuyết tật, trẻ em, người già, người thu gom rác. Bạn sử dụng ô tô để di chuyển là bạn đang được bảo vệ bởi chiếc hộp sắt. Người được bảo vệ đáng ra phải bao dung hơn với kẻ yếu chứ. Chẳng thèm nhường, qua đường nguy hiểm mặc người, đôi khi lại bực tức khi người khác cắt ngang. Tình người chó tha hết rồi.

    1.6 Không giữ khoảng cách giữa 2 xe với nhau

    Quy định khoảng cách giữa 2 xe ô tô
    Khoảng cách 2 ô tô

    Giải pháp: Pháp luật có quy định khoảng cách giữa 2 xe khi tham gia giao thông.

    • vận tốc 60km/h ---- 35m
    • đến 80km/h ---- 55m
    • đến 100km/h ---- 70m
    • đến 120km/h ---- 100m

    Giữ khoảng cách để hạn chế xung đột khi xe phía trước dừng bất ngờ, ở những khu vực đông dân cư mọi người hay bám sát đuôi nhau rất dễ tạo ra va chạm khi dừng lại bất ngờ, tài xế còn khó quan sát phía trước do bị chắn tầm nhìn từ xe phía trước.

    1.7 Để trẻ em trong xe một mình:

    Giải pháp: Trẻ em có thể tử vong khi ở trong xe một mình vì sốc nhiệt trong thời tiết nóng bức, hoặc khóa cửa, bấm lung tung các thiết bị trong xe.

    Tuyệt đối không được để trẻ em ở trong xe một mình.

    Hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của biết bao nhiêu người. Nâng cao ý thức của mỗi người góp phần làm giảm tai nạn cho bản thân và người khác.
    Nhận thức rõ ATGT và nguy hiểm khi tham gia giao thông đặc biệt là các tài xế làm dịch vụ.

    Khi chở khách đồng nghĩa với việc bạn đang giữ tính mạng của nhiều người. Hãy là người tài xế có trách nhiệm. Mọi người bảo vệ nhau.

    Tài liệu tham khảo

    https://vietnamnet.vn/

    Chủ ĐềRules

    Đã Chỉnh Sửa23/3/2024



    giáo dục nhân cách, thứ quan trọng nhất của con người.

     Cho tôi biết suy nghĩ của bạn

    Hủy

    Appeals

    Đừng để ô nhiễm tiếng ồn phá hủy cuộc đời bạn

      Ô nhiễm tiếng ồn là vấn nạn trầm trọng …


    Thói quen ăn uống mất vệ sinh và cách thay đổi.

      Bạn là người thích món ăn vỉa hè, bình …


    Phân loại rác thải: Rác hữu cơ, rác vô cơ

      Việc xả rác bừa bãi để lại nhiều hậu qu…


    Có thói quen xin lỗi, bạn là người chiến thắng.

      Đối với bạn, khi nào mới phải nói lời x…


    Tất cả bài viếtBài viết mới nhất
    MụcChi tiết
     Chủ ĐềRules
     Dịch VụLỗi sai khi tham gia giao thông và cách khắc phục
     Tóm tắtGiao thông Việt Nam đông đúc, lộn xộn, ồn ào. Người tham gia giao thông uống rượu bia, bấm điện thoại, cầm nắm vật sắc nhọn khi lái xe. Chỉ 1 chút bất cẩn có thể đánh mất tính mạng bản thân và người mà ta yêu thương nhất.

    Về góp ý

    Chúng tôi sẽ rất biết ơn, nếu bạn có thể cho chúng tôi biết qua email nếu có bất kỳ thiếu sót , sai sót nào trong bài viết bên trên.


    Về dịch vụ có phí

    Chúng tôi ở đây để cung cấp cho bạn thông tin chính xác, hữu ích nhất .
    Liên hệ với chúng tôi nếu các bạn cần :

    ① Thông dịch - phiên dịch Việt - Nhật (du lịch, công việc,hồ sơ,..).

    ② Giáo dục nhân cách , nuôi dưỡng trí tuệ Trẻ.

    ③ Tư vấn xuất khẩu lao động, hỗ trợ thực tập sinh( kiện tụng, đăng ký

    thẻ, sim, nhà ở,.. ).

    ④ Hỗ trợ thủ tục "visa y tế" cho người bệnh (thủ tục, nhà ở, sinh hoạt,..).
    ※Truy cập website có phí 「https://viet-service.com」phiên bản tiếng việt để xem chi tiết.


    Ô nhiễm tiếng ồn, thực phẩm bẩn, rác thải nhựa, ô nhiễm không khí
    Lo lắng của người dân và người nước ngoài

VIET-PLUSGiáo dục nhân cách
 About us

 VIET-PLUS
 Contact us
 10:00-20:00

 Translation

 Trang web này sẽ cài đặt tự động theo ngôn ngữ của trình duyệt .

 Search

 Sử dụng từ khóa tìm kiếm các trang web liên quan


 Login form
Forgot?  Register
©2022-2025 Viet-plus